Nhà lãnh đạo giỏi trước hết phải là nhân viên giỏi

Quảng cáo tài trợ

Những nhà lãnh đạo giỏi và các nhân viên thuộc cấp theo quan niệm truyền thống vẫn là ranh giới đang ngày càng trở nên mờ nhạt. Khi mà trong một thế giới mở nhưng sự sáng tạo và độc lập của mỗi cá nhân cần được đề cao.
Theo các chuyên gia về lãnh đạo, trong cuộc sống cũng như thế giới công việc. Bất cứ ai cũng có một vị sếp và có cơ hội để làm sếp. Nhưng để trở thành một nhà lãnh đạo lớn. Trước hết sếp cũng phải là những nhân viên giỏi và có 10 bí quyết vàng để làm điều này.

1. Nhà lãnh đạo giỏi là người chủ động đưa ra đề xuất

Đã qua rồi cái thời mà các nhân viên thuộc cấp răm rắp nghe. Hay làm theo các mệnh lệnh của nhà lãnh đạo.
Ngày nay, các nhà lãnh đạo giỏi rất cần các cộng sự của mình chủ động đưa ra những ý tưởng mới mẻ. Chứ không cần những con “ong thợ” luôn chờ được chỉ bảo nên làm điều gì. Những nhân viên giỏi sẽ nói “Tôi nghĩ chúng ta nên làm điều đó”. Chứ không phải nói “Sếp muốn tôi làm điều gì?”.

2. Tự tạo công việc cho mình

Các nhân viên giỏi luôn xác định được một mục tiêu rõ ràng. Có thể định lượng về kết quả và đo lường thời gian hợp lý để hoàn thành mục tiêu đó. Họ cũng có khả năng vạch ra một kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu. Sẵn sàng báo cáo cho sếp bất cứ lúc nào về những diễn tiến thực hiện mục tiêu.
Có nghĩa là, nhân viên giỏi chứng minh với sếp rằng họ hoàn toàn có thể làm chủ công việc của mình. Làm việc với sự chủ động và độc lập bản thân. Điều này sẽ giúp cho nhân viên tìm thấy niềm vui và cảm hứng trong công việc.

3. Biết lắng nghe và học hỏi từ người khác

Mặc dù một nhân viên giỏi được đánh giá cao ở tính độc lập. Nhưng điều đó không có nghĩa là anh ta không nên lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cấp trên và những người xung quanh. Chính quan niệm cởi mở mới giúp anh ta mở rộng tầm nhìn. Qua đó, trở thành một nhà lãnh đạo giỏi sau này.

4. Có khả năng tiên đoán và chủ động giải quyết công việc cho sếp

Những nhân viên giỏi thường tự đặt ra câu hỏi: “Nếu tôi là sếp, tôi sẽ làm điều gì tiếp theo?”. Với cách tiếp cận công việc như vậy, họ sẽ chủ động giải quyết phần lớn các công việc thay cho sếp trước khi sếp nhận được thông tin về công việc.

Quảng cáo

5. Nhà lãnh đạo giỏi là người giỏi truyền thông

Nếu để cho sếp hỏi về tiến độ của một công việc hay báo cáo nào đó. Điều này chứng tỏ một nhân viên chưa được xem là nhà lãnh đạo giỏi. Những nhà lãnh đạo lớn cũng là những người luôn có nhiều mối lo lớn. Các nhân viên giỏi là những người biết cách giúp sếp xua tan những mối lo ấy!
Bằng cách thường xuyên cập nhật thông tin cho sếp. Nếu nhân viên không làm như vậy, sếp có thể nghĩ rằng anh ta đang muốn giấu giếm những tin xấu.

Quảng cáo

6. Nói ít làm nhiều

Hành động chắc chắn sẽ có tính thuyết phục nhiều hơn lời nói. Các nhân viên giỏi luôn biết phát huy điều này để chứng minh năng lực của mình.

7. Phải biết cách tạo niềm tin ở sếp

Họ làm điều này bằng cách làm cho công việc của sếp trở nên dễ dàng hơn. Thực hiện đúng các lời hứa của mình. Khi tạo được sự tin tưởng ở sếp, nhân viên sẽ được sếp tạo nhiều cơ hội. Chia sẻ nhiều thời gian, các nguồn lực và cả những thông tin quan trọng nhất.

8. Đã là nhà lãnh đạo giỏi thì phải biết hướng đến mục tiêu

Các sếp thường bận rộn và họ chỉ muốn làm duy nhất một việc là “giám sát” nhân viên. Nhà lãnh đạo giỏi thường bám theo mục tiêu đã đặt ra. Nhằm tổ chức công việc trước mắt, đặt ra các ưu tiên hợp lý.
Trái lại, những nhà lãnh đạo dở thì làm việc theo kiểu ứng phó với những gì xảy ra trước mắt. Với hy vọng chỉ cần làm việc bận rộn là sẽ có kết quả. Các sếp chắc chắn không trả lương cho nhân viên chỉ để thấy họ “có vẻ bận rộn” hay làm việc chăm chỉ. Điều mà họ kỳ vọng ở nhân viên là đạt được các mục tiêu. Và thực hiện hiện sứ mệnh của tổ chức.

9. Luôn chủ động đưa ra giải pháp

Những nhân viên tồi thì sẽ biến các vấn đề khó khăn mà mình đang gặp thành các vấn đề của sếp. Những nhân viên giỏi thì sẽ chủ động giải quyết các vấn đề. Hoặc đề xuất các giải pháp lên cho sếp nếu tự họ không quyết định được.

Quảng cáo

10. Biết cách chia sẻ với sếp

Luôn biết tỏ ra cảm thông và chia sẻ với những áp lực mà các sếp đang phải gánh chịu. Họ cũng chủ động tìm cách giúp sếp giảm bớt các áp lực này. Làm cho sếp cảm thấy rằng ít nhất vẫn còn có một người có thể thấu hiểu những khó khăn của mình.

Quảng cáo tài trợ

Read Previous

Người lãnh đạo giỏi sở hữu những tố chất gì?

Read Next

6 Tính cách của người giàu luôn tạo ra sự khác biệt

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *