Tác giả Robert T Kiyosaki và cách để có tự do tài chính

Tác giả Robert T Kiyosaki và cách để có tự do tài chính

Tác giả Robert T Kiyosaki và cách để có tự do tài chính

Quảng cáo tài trợ

Từ những bước khởi đầu khá khiêm tốn ở Hawaii, đến nay Kiyosaki đã trở thành một trong những doanh nhân nổi tiếng được nể phục nhất trên thế giới.
Năm 1996, ông thành lập Cashflow Technologies Inc – một tổ chức giáo dục về tài chính. Chương trình CASHFLOW 101 của công ty này tuy không thành công ngay tức thời nhưng sau đó đã trở nên phổ biến. Sau đó, Kiyosaki đã viết một cuốn sách làm nên tên tuổi của ông. Đó là cuốn sách có tựa đề Cha giàu cha nghèo.
Cha giàu cha nghèo sau này đã được nhân bản thành một loạt sách 18 cuốn, được xuất bản ở 90 nước trên thế giới và bằng 45 ngôn ngữ khác nhau. Cuốn sách chính là những bài học mà Robert Kiyosaki đúc kết được sau nhưng lần thất bại của mình và đạt được tự do tài chính.

Học hỏi kiến thức về tài chính để tự do tài chính

Để làm giàu, chúng ta cần phải học về tài chính để có kiến thức và biết cách phát triển cây tài chính của mình, từ đó giữ cho sự tự do tài chính của chúng ta luôn ổn định.
Nhiều bài học thực tiễn cho chúng ta thấy rằng việc chúng ta kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng bằng việc chúng ta giữ được bao nhiêu tiền và làm cho nó sinh sôi nảy nở.
“Anh phải trở thành một người khôn ngoan, thời làm ăn dễ dàng đã qua. Nếu anh không thể lập ra các báo cáo tài chính về tài sản và nợ nần của mình thì anh khó có thể ra những quyết định đầu tư có tiềm năng nhất” – Kiyosaki khuyên.

Tự do tài chính là hãy để đồng tiền làm việc cho bạn

Người nghèo bị kiểm soát bởi hai cảm xúc sợ hãi và sự khát khao. Sự sợ hãi không có tiền bắt họ phải làm việc và khi nhận được lương thì họ lại mong muốn những thứ mà họ có thể mua được, và khi đó cuộc đời của họ bị “bẫy” vào một vòng luẩn quẩn: thúc dậy, đi làm, trả hóa đơn, rồi thức dậy, đi làm và trả hóa đơn. Cứ thế vòng luẩn quẩn buộc chặt thời gian và tâm trí của người nghèo.
Ngược lại, người giàu không làm việc để kiếm tiền mà bắt tiền làm việc cho mình.
Người giàu hầu như không có thu nhập từ lương. Thay vào đó, họ có nguồn thu nhập từ các tài sản mà họ đã đầu tư: lợi nhuận từ kinh doanh, tiền cho thuê, cổ tức, trái tức, tiền lãi từ việc bán lại tài sản.
Tổng các khoản thu nhập này cao hơn nhiều so với chi phí của họ. Khi đó họ đã có tự do tài chính và đồng tiền phải làm việc cho họ. Số tiền chênh lệch họ lại đầu tư vào tài sản, những tài sản họ mới đầu tư lại tiếp tục tạo ra tiền cho họ, và cứ thế, tài sản của họ được sinh sôi nảy nở.
Theo Kiyosaki, điểm khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là trong khi người giàu chú trọng vào việc mua thêm tài sản thì người nghèo lại bị ngập trong nợ nần.

Quảng cáo

Quan tâm đến việc kinh doanh của mình

Người giàu phải quan tâm đến việc kinh doanh của chính mình để tạo ra thu nhập thụ động. Tức là phải xây dựng và luôn giữ cho cột tài sản vững chắc. Bất cứ 1 đồng nào được đưa vào tài sản đều phải trở thành một nhân công làm việc cho người giàu. Họ đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư sinh lời.
Những tài sản mà người giàu sở hữu chính là: những việc kinh doanh có thể được người khác quản lý để sinh lợi mà không cần đến sự có mặt của họ hay còn gọi là những nguồn thu nhập thụ động; cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản có thể phát sinh thu nhập, bất cứ những thứ gì có giá trị, có thể tăng giá, và đã có sẵn trên thị trường. Khi đã có nhiều nguồn thu nhập thụ động khác nhaungười giàu đã đạt được tự do tài chính.

Và với Robert Kiyosaki ông luôn quan niệm rằng: “Mức độ thành công của một người được đánh giá qua những khát vọng, mơ ước của anh ta và cách anh ta đương đầu với những thất vọng trong cuộc sống”.
Quảng cáo tài trợ

Quảng cáo

Read Previous

Tóm tắt 13 nguyên tắc nghĩ giàu làm giàu của Napoleon Hill

Read Next

Hosting miễn phí Cho WordPress

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *