Những thói quen giúp bạn cải thiện cơ hội thành công trong công việc

Mua bất động sản để cho thuê có được hoàn thuế GTGT không?

Mua bất động sản để cho thuê có được hoàn thuế GTGT không?

Quảng cáo tài trợ

Những người thành công nhất biết rằng hành động và lựa chọn của họ ảnh hưởng đến khả năng đạt được mục tiêu. Kiểm soát tương lai nhiều hơn những gì đã làm được sẽ tạo đà và sức đẩy rất lớn. Những thói quen nào bạn có thể áp dụng để giúp cải thiện cơ hội thành công trong công việc?
1. Tìm cách đề cao khả năng tiếp thị của mình Trở thành người nắm bắt cơ hội. Đừng chỉ buông xuôi ngày làm việc, hãy để ý những cơ hội tham gia vào dự án mới. Người sử dụng lao động đánh giá cao nhân viên chủ động và chứng minh được họ sẵn sàng chấp nhận thử thách trong công việc mới và học hỏi những điều mới. Khi bạn tình nguyện đóng vai trò lãnh đạo và đóng góp vào các dự án đặc biệt, bạn sẽ làm cho bản thân mình trở nên đáng giá hơn sau này.
2. Sẵn sàng tiếp thu những phê bình mang tính xây dựng Các nhà quản lý luôn đánh giá cao những người lao động thoải mái đón nhận phê bình và thật lòng đón nhận mà không tỏ ra phòng thủ hay khó chịu. Chúng ta đều biết rằng không phải tất cả các sếp đều có khả năng đưa ra những lời phê bình thực sự mang tính xây dựng, nhưng hãy cố gắng hết sức mình thể hiện một thái độ thoải mái khi cấp trên đưa ra lời khuyên về cách làm việc tốt hơn.
3. Luôn hi vọng những cải thiện hiệu quả Một bước tiến xa hơn của việc trở nên cởi mở với những lời chỉ trích, yêu cầu thông tin phản hỏi sẽ làm sáng tỏ rằng bạn lúc nào cũng hy vọng cải thiện hiệu quả. Đừng mong đợi thông tin phản hỏi hàng ngày hoặc một sự động viên mỗi khi bạn đáp ứng thời hạn, nhưng hãy làm rõ với sếp rằng bạn chào đón lời khuyên và hỗ trợ của họ khi bạn cố gắng để làm tất cả mọi điều cần thiết cho êkip hoặc bộ phận.
4. Con người luôn có tổ chức Cho dù bạn đã có một “hệ thống”, nếu bàn làm việc của bạn trông giống như vừa bị một cơn lốc xoáy đi qua, đồng nghiệp và cấp trên có thể cho là bạn thiếu tổ chức và có lẽ không thể đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn. Hãy tỏ rõ óc tổ chức cần thiết để giành được một sự đề bạt.
5. Có ý thức học hỏi những cái mới mẻ Nếu công việc hiện tại không mang lại nhiều cơ hội rõ ràng để học hỏi các kỹ năng mới, hãy tìm cơ hội phát triển nghề nghiệp có thể vượt quá phạm vi công việc hiện tại và bạn có thể xin tham gia. Hãy suy nghĩ về mục tiêu nghề nghiệp và ý thức rằng không ai quan tâm đến nó nhiều hơn bạn – đảm bảo bạn học hỏi những gì cần biết để thực hiện kế hoạch của mình là công việc của chính bạn. Nếu bạn không được cho phép tham gia vào việc phát triển nghề nghiệp, hãy sử dụng thời gian cá nhân để nâng cao kỹ năng làm việc.
6. Thừa nhận và chịu trách nhiệm Nếu bạn làm sai, hãy thừa nhận và học hỏi từ những sai lầm. Ngay cả khi bạn phải nhận lãnh chỉ trích, điều đó cũng tốt hơn nhiều so với tìm cách đổ lỗi. Bạn sẽ nhận được sự tôn trọng từ đồng nghiệp khi dám nói, “Tôi đã sai, và tôi sẽ làm tốt hơn lần tới”.
7. Luôn kiên định và vững vàng Tất cả chúng ta đã nghe nói, “Nếu lúc đầu bạn không thành công, hãy thử lại, thử lại lần nữa.” Các chuyên gia thành công nhất không bỏ cuộc. Đặt ra các mục tiêu và tận dụng mỗi ngày thành một cơ hội đi đúng hướng để đạt được chúng. Ví dụ, nếu bạn muốn hướng tới vai trò quản lý, ngay cả khi bạn không được chọn quy hoạch đào tạo để trở thành các nhà quản lý trong quý này, hãy nghĩ cách cải thiện cơ hội trong lần tới.
Ngoài việc yêu cầu phản hỏi lý do tại sao bạn không được lựa chọn, hãy bắt đầu một chương trình nghiên cứu độc lập để tìm hiểu hết mức có thể về cách quản lý. Đọc sách do các nhà lãnh đạo uy tín trong lĩnh vực viết và tìm kiếm các nguồn tài liệu trực tuyến để tiếp tục cập nhật về các chủ để sẽ giúp bạn cạnh tranh hơn lần tới. Đừng giữ bí mật nỗ lực tăng cường của bạn, mà hãy đảm bảo rằng cấp trên và đồng nghiệp biết bạn đang chịu trách nhiệm về kế hoạch của riêng bạn.
8. Sẵn sàng chấp nhận cái mới và đề nghị giúp đỡ Nơi làm việc nào cũng có nhân viên lặng lẽ trốn tránh trách nhiệm công việc và hy vọng không ai chú ý. Rõ ràng, những người luôn luôn sẵn sàng giúp đô và đề nghị làm thêm việc có nhiều khả năng trở thành người tiếp theo đầu tiên khi tới lượt thăng chức và tham gia vào các dự án ưu đãi.
9. Học cách giao việc để bạn có thể tiến lên Thông thường, tự mình làm lấy sẽ dễ dàng hơn thay vì mất thời gian dạy người khác cách xử lý những việc thuộc trách nhiệm của mình, nhưng nếu bạn có cơ hội giao phó thì đừng lãng phí. Nếu bạn không nỗ lực dạy cho người mới đảm nhận vai trò của bạn, bạn sẽ bị mắc kẹt lại ở công việc đó mãi mãi.
10. Đừng ăn mặc như đi chơi Dù nơi bạn làm việc là một môi trường thoải mái, cũng không có nghĩa bạn nên mang dép lê và mặc quần soóc tới công sở suốt mùa hè. Bạn cần ăn mặc đúng mực để gây ấn tượng với cấp trên, khách hàng.
11. Xây dựng một số mối quan hệ Nghiên cứu cho thấy rằng tình bạn công sở có thể ảnh hưởng tích cực trong công việc. Làm ăn sinh lợi là tốt, tương tự có bạn cùng chỗ làm để đi uống cà phê hoặc ăn trưa thì thật là hay.

Quảng cáo
Quảng cáo tài trợ
Quảng cáo

Read Previous

STT hay về yêu đương, nghe một lần là thấm và ngấm bạn đừng nên bỏ lỡ

Read Next

Những dấu hiệu nhận biết kẻ ích kỷ hẹp hòi chẳng ai muốn lại gần

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *