Tìm hiểu cơ bản về vốn lưu động ròng

Tìm hiểu cơ bản về vốn lưu động ròng

Tìm hiểu cơ bản về vốn lưu động ròng

Quảng cáo tài trợ

Đối với những người trong nghề kế toán thì vốn lưu động ròng không còn xa lạ nhưng đối với những bạn kế toán mới vào nghề thì đây lại là một thuật ngữ mới lạ. Kể cả những CEO có khi cũng không biết rõ về vốn lưu động ròng và cách tính vốn lưu động ròng như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với mọi người về khái niệm vốn lưu động ròng, cách tính và một số khái niệm khác xoay quanh vốn lưu động ròng.

Khái niệm vốn lưu động ròng là gì?

Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên với giá trị tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn.
Nguồn vốn thường xuyên là nguồn vốn của chủ sở hữu hoặc nợ dài hạn khác mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong một thời gian dài hơn một năm.
Tài sản cố định là tài sản như là một tư liệu lao động chuyên dùng trong sản xuất có giá trị lớn và tham gia vào các chu kỳ sản xuất của công ty và đem lại lợi nhuận cho công ty.
Tài sản đầu tư dài hạn là tài sản dùng không được sử dụng vào kinh doanh sản xuất của công ty nhưng vẫn đem lại lợi nhuận cho công ty. Là tài sản mà công ty sẽ bỏ vốn ra hiện tại và đem lại lợi ích lâu dài.

Cách tính vốn lưu động ròng

Dựa theo khái niệm vốn lưu động ròng ta có công thức tính vốn lưu động ròng như sau:

VLDR = NVTX – (TSCD + TSDH)

Trong đó:

Quảng cáo
  • Vốn lưu động ròng: VLDR
  • Nguồn vốn thường xuyên: NVTX
  • Tài sản cố định: TSCD
  • Tài sản dài hạn: TSDH
Quảng cáo

Có 3 trường hợp xảy ra:
VLDR < 0: Trong trường hợp vốn lưu động ròng nhỏ hơn 0 có nghĩa là nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp không đủ để tài trợ cho tài sản cố định và tài sản dài hạn. Trường hợp này khá nguy hiểm vì khi hết nguồn vốn thường xuyên thì bắt buộc doanh nghiệp phải tìm ra nguồn vốn thay thế. Khi doanh nghiệp có vốn lưu động ròng nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp thường phải chịu áp lực để xoay vòng các khoản vay ngắn hạn và cách để tìm ra nguồn vốn thay thế.
VLDR = 0: Trường hợp này có nghĩa là nguồn vốn thường xuyên vừa đủ để tài trợ cho khoản tài sản cố định và tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Trường hợp này nhìn thì có vẻ an toàn hơn trường hợp một nhưng doanh nghiệp sẽ chỉ ở mức ổn định mà ít có thể phát triển được và cũng có thể có nguy cơ mất tính bền vững của doanh nghiệp.
VLDR > 0: Trong trường hợp này, nguồn vốn thường xuyên không chỉ đủ để tài trợ cho tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn mà còn có thể dùng để phát triển thêm và tài trợ cho tài sản lưu động của doanh nghiệp. Ở trường hợp này thì cân bằng tài chính của doanh nghiệp ổn định và an toàn. Điều này cũng một phần cho thấy doanh nghiệp đang phát triển khá tốt.
Ngoài ra, vốn lưu động ròng còn được tính bằng khoản chênh lệch giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn.
Ta có công thức tính:

VLDR = TSLD & DTDH – NNH

Trong đó:

  • TSLD: tài sản lưu động
  • DTDH: Đầu tư dài hạn
  • NNH: Nợ ngắn hạn

Chỉ số này thể hiện cách sử dụng vốn, tính linh hoạt và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Cách tính nhu cầu vốn lưu động ròng

Nhu cầu vốn lưu động ròng là chỉ số phản ánh lên nhu cầu tài trợ ngắn hạn của mỗi doanh nghiệp. Nhu cầu này biến thiên theo doanh thu, tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho, tốc độ thu hồi nợ phải thu của doanh nghiệp cũng như thời gian thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khác trừ nợ vay.
Nhu cầu vốn lưu động ròng có thể tính bằng công thức sau:

Quảng cáo

Nhu cầu VLDR = Hàng tồn kho + nợ phải thu – nợ ngắn hạn (trừ nợ vay)

Theo như khái niệm và cách tính giá trị thì nhu cầu vốn lưu động ròng liên quan đến các hoạt động sản xuất có tính tuần hoàn của doanh nghiệp như: quá trình cung ứng, quá trình sản xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất hoặc quá trình thu mua, dự trữ và bán hàng thuộc các doanh nghiệp thương mại.
Trên đây là định nghĩa về vốn lưu động ròng, cách tính vốn lưu động ròng cũng như nhu cầu vốn lưu động ròng của mỗi doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho nhiều người về kế toán cũng như các quản lý của các doanh nghiệp
Quảng cáo tài trợ

Read Previous

Sổ phụ ngân hàng là gì? Ngân hàng thường sử dụng loại sổ phụ nào?

Read Next

Lợi nhuận thuần là gì và cách tính như thế nào ?

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *