Vai trò của nhà lãnh đạo hiện đại đáng học tập

Quảng cáo tài trợ

Có một sự phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý. Quản lý là làm việc gì đó thông qua những người khác. Vai trò của nhà lãnh đạo là làm cho những người khác muốn làm những điều đó.
Việc lãnh đạo ngày nay thực tế là việc thực hành ảnh hưởng. Quá nhiều những thay đổi trong những năm gần đây khiến cho việc lãnh đạo cũng thay đổi. Chúng ta không nói về những sở thích nhất thời mà nói về con người. Các mốt nhất thời đến rồi sẽ qua đi. Việc lãnh đạo – được luyện tập dần dần sẽ ở lại. Nếu bạn quản lý, giám sát, chỉ đạo hoặc ảnh hưởng đến những người khác nghĩa là bạn lãnh đạo họ. Hãy xem 6 vai trò cốt lõi dưới đây nếu bạn muốn được gọi là một nhà lãnh đạo hiện đại.

1. Vai trò của nhà lãnh đạo phục vụ

Robert Greenleaf đã “phát minh” ra một từ mới. Ý tưởng của ông là những nhà lãnh đạo tốt nhất trước hết phải tự xem họ như những người phục vụ. Quyết định ai – không phải cái gì mà bạn sẽ phục vụ trong vai trò của nhà lãnh đạo. Giúp họ thành công trong những đóng góp vào tổ chức, giúp họ học tập và phát triển. Xem họ như những khách hàng cho dịch vụ lãnh đạo của bạn.

2. Người định hướng

Truyền đạt mục tiêu tổng thể của tổ chức để mọi người hiểu. Gắn mọi người với các mục tiêu cá nhân. Và mục tiêu nhóm để hỗ trợ những mục tiêu rộng hơn.
Nếu bạn là lãnh đạo một đơn vị, công việc của bạn là đảm bảo công sức. Hãy ưu tiên của nhóm được gắn với định hướng chiến lược của tổ chức.

3. Người quản lý những tiêu chuẩn cao và kết quả tốt

Quảng cáo

Dù bạn chia sẻ quyền ra quyết định bao nhiêu và gắn kết với mọi người như thế nào. Bạn vẫn phải chịu trách nhiệm cho việc giành được kết quả và việc đạt được các mục tiêu. Duy trì những tiêu chuẩn cao với vai trò của nhà lãnh đạo. Tất nhiên là cho cả những người bạn lãnh đạo. Điều này nghĩa là xử lý với những người mà làm việc thiếu tích cực.

Như W. Somerset Maugham từng nói: “Một điều thú vị của cuộc sống là ghét của nào trời trao của ấy”.

Quảng cáo

4. Người huấn luyện

Bạn có một vai trò trong việc động viên những người khác. Dù đó không phải là 100% trách nhiệm của bạn. Thêm vào việc định hướng bạn đưa ra ở trên là niềm đam mê của bạn. Sự nhiệt tình rất dễ lây lan, sự động viên cũng vậy.
Hãy giúp nhân viên xác định điều gì họ thực sự mơ ước từ công việc và nghề nghiệp của họ. Hãy làm những điều mà bạn có thể giúp họ giành được những điều này.

5. Người làm chủ thay đổi

Bạn sẽ không bao giờ ngừng được kêu gọi lãnh đạo, hoặc ít nhất là hỗ trợ, thay đổi sáng kiến. Tất cả mọi người bị đẩy vào một hành trình tâm lý khi đối mặt với thay đổi. Vai trò của nhà lãnh đạo là biết chủ động và vận hành liên tục. Hành trình sẽ đưa một người từ việc kết thúc thông qua tầng trung gian và cuối cùng đến thời kỳ mở đầu.

6. Vai trò của nhà lãnh đạo là người làm gương

Việc lãnh đạo tự nó thể hiện ra trong cách bạn cư xử. Bạn tập trung chú ý vào những điều gì? Thời gian? Câu hỏi của bạn? Bạn có hành động trước sau như một với những giá trị của bạn? Ví dụ, nếu bạn tán thành một văn hoá làm việc cởi mở và tin cậy, nhân viên của bạn có thấy “an toàn” khi nói thẳng ý nghĩ của họ với bạn?

Quảng cáo tài trợ

Read Previous

Tố chất của một người lãnh đạo trẻ hơn nhân viên

Read Next

Người lãnh đạo giỏi sở hữu những tố chất gì?

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *