7 Thiên tài vĩ đại làm thay đổi thế giới

Quảng cáo tài trợ

Một phát minh để có thể tạo nên một dấu ấn trong lịch sử, nó phải có được một tầm ảnh hưởng rất lớn. Thật dễ hiểu khi các thiên tài vĩ đại không phải phát minh nào của họ cũng được lịch sử vinh danh. Điều này có nghĩa là khi một phát minh mang tính nhảy vọt thực sự xuất hiện. Đó cũng là lúc chúng ta phải tôn vinh và trân trọng nó.
1. Thiên tài vĩ đại Mark Zuckerberg
Ở tuổi 31, Mark Zuckerberg là một trong những tỷ phú trẻ nhất thế giới với tổng giá trị tài sản hơn 46 tỷ đô la Mĩ. Là người đồng sáng lập và CEO của Facebook, ông hiện là người điều hành trang mạng xã hội phổ biến và có tầm ảnh hưởng nhất thế giới. Tính đến tháng 2/2017, Facebook đã có hơn 1,9 tỷ người dùng hàng tháng.
Zuckerberg đã phát triển Facebook cùng nhóm bạn của mình khi còn là một sinh viên trường Harvard, đến năm thứ 2 đại học ông quyết định bỏ học để tập trung toàn bộ thời gian cho việc xây dựng Facebook. Ông mở một văn phòng ở Palo Alto, California và kêu gọi được số tiền lên đến 12,7 triệu đô la Mĩ từ nguồn vốn đầu tư mạo hiểm.
Kể từ đó, thiên tài vĩ đại Zuckerberg đã tích cực phát triển công ty của mình. Và đưa công ty niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2012. Ông cũng là người dẫn đầu một số thương vụ thâu tóm đình đám, như Instagram, Oculus VR. Cùng một ứng dụng tương tự như Snapchat tên là Masquerade.
2. Steve Job
Câu chuyện về thiên tài vĩ đại Steve Job là những thất bại thê thảm. Sau đó là những thành công mang tính lịch sử. Ông đã bỏ học tại trường đại học Reed và lập nên Apple Computer ngay tại ga-ra của bố mẹ mình ở Palo Alto, California cùng người bạn kĩ sư của mình là Steve Wozniak vào năm 1976. Mục tiêu của họ là phát minh ra một chiếc máy tính cá nhân. Có thể mang theo được và ai cũng có thể sử dụng. Họ đạt được mục tiêu đã đề ra với chiếc máy tính cá nhân Apple IIc phiên bản 2.
Năm 1980, Apple niêm yết trên sàn chứng khoán với giá trị 1,2 tỉ đô la Mĩ ngay sau ngày giao dịch đầu tiên. Tuy nhiên, sau một loạt các sản phẩm đáng thất vọng và doanh thu sụt giảm. Jobs bị sa thải và buộc phải rời bỏ công ty do mình lập nên.
Không hề nản chí, ông sáng lập nên NeXT – một công ty máy tính và phần mềm. Trong khoảng thời gian này, ông cũng đầu tư 5 triệu đô la Mĩ vào Pixar. Một hãng phim hoạt hình thuộc hãng George Lucas.
Cổ phiếu của NeXT tiếp tục tăng trưởng và đến năm 1996. Công ty này đã được Apple mua lại. Năm 1997, Jobs được Apple mời quay về khi mà công ty đang ở bên bờ vực phá sản. Tại đây, ông giữ vị trí quyền CEO cho đến năm 2011 – trước khi qua đời.
3. Anne Wojcicki
Wojcicki là đồng sáng lập và CEO của 23andMe. Một công ty chuyên bán các thiết bị xét nghiệm gen di truyền trực tiếp rất thuận tiện cho người tiêu dùng. Người mua chỉ cần gửi một mẫu nước bọt đến và họ sẽ mua được dụng cụ này với giá khá rẻ, chỉ 199 đô la Mĩ.
Năm 2013, công ty đã gặp phải vấn đề khi bị FDA-Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Yêu cầu dừng bán bộ thiết bị xét nghiệm do lo ngại về tính chính xác của kết quả xét nghiệm. Thay vì chấp nhận yêu cầu của FDA. Wojcicki đã phối hợp với cơ quan này để chứng minh các kết quả xét nghiệm là chính xác.
23andMe luôn không ngừng đổi mới, và gần đây đã gọi vốn lên tới 115 triệu đô la Mỹ (tại mức định giá 1,1 tỉ đô la Mĩ) để phát triển nghiên cứu các loại thuốc mới.
4. Thiên tài vĩ đại Marie Curie
Nhà vật lý học, nhà hóa học Marie Curie sinh ra tại Warsaw, Ba Lan năm 1867. Là một thiên tài vĩ đại và xuất chúng của thể giới. Các thành tựu của bà càng trở nên ấn tượng hơn khi biết rằng bà là một người phụ nữ sống trong thời kì mà khoa học vốn được coi là ngành của riêng nam giới. Trong khuôn khổ đó, Curie còn trở thành nữ giảng viên vật lý đầu tiên tiên tại Đại học Sorbonne, Paris.
Vào năm 1903, Curie đạt giải Nobel Vật lý nhờ việc khám phá ra chất phóng xạ. Năm 1911, bà đạt giải Nobel thứ hai khi tìm ra 2 nguyên tố hóa học mới: radium và polonium. Nhờ có phát hiện ra chất radium của Curie, tia X quang ra đời và được đưa vào sử dụng trong y học. Bà cũng là nhà khoa học đi đầu trong nghiên cứu về ung thư và là người tiến hành một trong các nghiên cứu đầu tiên sử dụng tia phóng xạ để chữa trị các khối u.
Tuy nhiên, không may thay, chính những phát minh mang tính đột phá đó lại là nguyên nhân dẫn tới cái chết của bà. Bà mất năm 1934 do bệnh suy tủy sương (aplastic anemia). Căn bệnh gây nên bởi việc tiếp xúc lâu dài với tia phóng xạ.
Những đóng góp và di sản của bà vẫn được tiếp nối cho đến ngày hôm nay. Curie đã thành lập hai viện nghiên cứu ung thư – một ở Paris và một ở Warsaw, quê hương bà. Hai viện này đều là các trung tâm nghiên cứu y sinh quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu ung thư.
5. Larry Page và Sergey Brin
Hai nhà đồng sáng lập của Alphabet. Page và Brin quen nhau khi theo học Tiến sĩ tại Đại học Stanford. Không lâu sau, cả hai đã hợp tác cùng nhau trong dự án Backrub. Công ty chuyên về công cụ tìm kiếm. Khi họ sống trong ga-ra của một người bạn ở Menlo Park, California.
Bộ đôi đam mê công nghệ này đã thay đổi trang tìm kiếm của họ từ Backrub thành Google. Tạo ra một cuộc cách mạng về lĩnh vực công cụ tìm kiếm. Cho phép xếp hạng một trang web dựa trên các backlink. Dạng liên kết từ trang web A sang trang web B và ngược lại.
Năm 2004, Google lên sàn chứng khoán. Công ty đã đa dạng hóa các sản phẩm của mình, bao gồm Gmail, Google Maps, Google +. Công ty cũng đã phát triển các sản phẩm công nghệ cao như ô tô tự lái, robot, v.v…
Với rất nhiều dự án như vậy. Các nhà sáng lập Google đã quyết định lập nên Alphabet. Công ty mẹ vào năm 2015 với mục đích đây sẽ là công ty chủ quản nhiều công ty con. Trong đó có cả Google. Brin là chủ tịch của Alphabet và Page đảm nhiệm vai trò CEO.

Quảng cáo
Quảng cáo tài trợ
Quảng cáo

Read Previous

Làm sao để xác định sứ mệnh và tầm nhìn cho Startup?

Read Next

Kinh doanh thất bại làm sao để tìm hướng đi mới?

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *