Sáp nhập và mua lại có ảnh hưởng ra sao với các cổ đông?

Quảng cáo tài trợ

Sáp nhập và mua lại (M&A: mergers and acquisitions) được xem là một trong những cách thức được các nhà quản trị sử dụng để thực hiện mục tiêu. Việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư làm tăng giá trị cổ phần cho các cổ đông là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của các nhà quản trị doanh nghiệp. Đồng thời đây cũng là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu cho các cơ hội đầu tư.
Vậy bằng cách nào mà giá trị của các doanh nghiệp có thể tăng lên đáng kể thông qua việc mua lại hoặc sáp nhập với một công ty khác. Nói cách khác, giá trị của các cổ đông đã gia tăng như thế nào qua việc thực hiện M&A? Hãy theo dõi bên dưới bài viết này
1. Định giá các công ty sáp nhập và mua lại
Giá trị của một doanh nghiệp (DN) được nhà đầu tư (NĐT) đánh giá thông qua các kỳ vọng về doanh nghiệp đó trong tương lai. Một cách đơn giản nhất để thực hiện định giá một DN đó chính là việc đưa tất cả các dòng tiền kỳ vọng trong tương lai chiết khấu về hiện tại với mức lãi suất chiết khấu hợp lý.
Tuỳ theo mức đòi hỏi tỷ suất sinh lợi của từng NĐT mà họ sẽ quyết định đầu tư. Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp có ý nghĩa như tỷ suất sinh lợi. Nó đòi hỏi tối thiểu trong một quyết định đầu tư. Tiềm năng hoạt động của một doanh nghiệp chính là dòng tiền. Tương lai có thể mang lại cho các cổ đông. Nó luôn luôn bao gồm các cơ hội đầu tư và các rủi ro đi kèm.
Sáp nhập và mua lại là một cơ hội đầu tư hiệu quả được các nhà quản trị lưu tâm. Thường thì M&A sẽ ảnh hưởng ngay đến việc định giá cổ phần.
2. Mở rộng thị trường
Nhà quản trị cũng theo đuổi các vụ mua lại như một cách thức để mở rộng thị trường. Cách thức thường gặp trong trường hợp này là một DN muốn thực hiện việc bán hàng hiệu quả hơn. Qua đó, kết hợp với một DN chuyên về marketing. Các nhà quản trị sẽ tạo nên mối liên kết giữa hai doanh nghiệp. Họ xem như việc đề xuất những nhân viên bán hàng xuất sắc nhất. Đồng thời, giao nhiệm vụ cho những nhà quản trị marketing tài năng nhất. Nhằm mong muốn có thể có những phối hợp tốt nhất thực hiện mục tiêu của DN bán hàng.
Việc xúc tiến và tăng cường áp dụng các quy trình tối ưu trong các bộ phận khác nhau đã làm cho một tổ chức trở nên mạnh hơn. Và dĩ nhiên là, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi các công ty kinh doanh hiệu quả như vậy được thị trường đánh giá cao.
3. Giá cả cạnh tranh
Một số công ty chủ động thực hiện hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm mở rộng thị trường. Thị phần cao hơn sẽ dẫn đến hiện tượng sức mua tăng cao hơn khả năng cung cấp. Các đơn đặt hàng gia tăng, doanh nghiệp phải sản xuất nhiều sản phẩm hơn.
Khi nhà cung cấp thoả mãn với chi phí biên giảm trên mỗi đơn vị, họ cũng sẵn lòng thực hiện các khoản chiết khấu nhiều hơn cho khách hàng. Điều này cho thấy vòng quay sản phẩm và dịch vụ của họ đang tăng nhanh hơn.
Ví dụ như Wal-Mart, xét về doanh thu, đây là công ty bán lẻ lớn nhất thế giới. Sức mua của người dân luôn cao hơn khả năng của nhà cung cấp. Cũng với chiến lược như vậy, Wal-Mart đã tạo ra được sản phẩm có giá cả cạnh tranh hơn so với các đối thủ.
4. Sáp nhập và mua lại cần có lợi cho cả 2 bên khi hợp tác
Các doanh nghiệp đang theo đuổi các chiến lược có lợi cho cả đôi bên. Có thể chọn việc thực hiện một kế hoạch mua lại (acquisition). Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp một tập đoàn đang bị cạnh tranh quyết liệt. Khi đó, một công ty chiến lược lớn hoặc một quỹ đầu tư vốn cổ phần sẽ quyết định mua lại các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn. Giúp giảm bớt áp lực cạnh tranh và tạo thành một tập đoàn hợp nhất.
5. Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ
Các công ty cũng tiến hành sáp nhập và mua lại các công ty khác. Bằng cách tăng thêm các lựa chọn đối với hàng hoá và dịch vụ mà công ty cung cấp cho các khách hàng tiêu dùng hiện tại. Các nhà quản trị có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn cho công ty của mình.
Thí dụ, các hãng, đại lý bán xe hơi không chỉ bán xe mà họ còn cung cấp các đồ phụ tùng. Thực hiện các dịch vụ hậu mãi sẽ tạo cho khách hàng có cảm giác tiện lợi hơn. Thường thì các dịch vụ sửa chữa sau khi mua có khả năng tạo ra lợi nhuận tốt hơn. Thậm chí còn tạo ra mức lợi nhuận biên cao hơn so với sản phẩm chính mà DN cung cấp.
6. Hiệu quả vận hành
Các vụ mua lại cũng có thể được sử dụng để cải thiện khả năng vận hành. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất. Bởi vì các khách hàng DN sẽ thường xuyên đánh giá khả năng cung ứng hàng hoá định kỳ. Vì thế, một khi mọi quy trình sản xuất được vận hành nhịp nhàng thì DN có thể gia tăng khả năng sản xuất. Kèm theo là sự tín nhiệm của khách hàng cũng theo đó mà được gia tăng.
Đây chính là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của một DN. Thêm nữa, các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động mua lại với nhau sẽ có nhiều biện pháp để giảm hoặc hạn chế các bộ phận giống nhau hoặc các chức năng chồng chéo nhau. Ví dụ, lĩnh vực luật, tài chính và bộ phận nguồn nhân lực có thể kết hợp sẽ có thể làm giảm chi phí.

Quảng cáo
Quảng cáo tài trợ
Quảng cáo

Read Previous

Góp vốn cộng đồng với 5 ý tưởng cho doanh nghiệp

Read Next

15 Chỉ số tài chính mỗi nhà đầu tư cần nắm vững

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *