Lý do các công ty khởi nghiệp về khoa học thất bại

Quảng cáo tài trợ

Chúng ta dường như biết rằng các công ty khởi nghiệp đều nghe nói về những đột phá. Những khám phá mới sẽ thay đổi thế giới. Giống như Perovskites trong tế bào năng lượng mặt trời và công nghệ chỉnh sửa gen (CRISPR) đã góp phần cải tiến cho các công nghệ hiện tại. Pin mặt trời và CRISPR đều mới hơn, nhưng chưa thực sự có ảnh hưởng đến các nền công nghiệp liên quan. Trên đây là những ví dụ nổi bật nhất.
Vấn đề không hoàn toàn là nằm ở bản thân các khám phá trên. Rất nhiều trong số đó là những đột phá thực sự. Chúng ta cần phải cố gắng hơn rất nhiều để thu hẹp khoảng cách đấy. Sau đây là các lý do khiến các công ty khởi nghiệp về khoa học bị thất bại.
Thung lũng tử thần và vấn đề của loài người
Ai cũng biết khoảng cách giữa khám phá và thương mại hóa rất rõ ràng và tràn ngập nguy hiểm đến mức nó bị gọi một cách ghét bỏ là “Thung lũng tử thần”. Một phần của vấn đề là vì bạn không thể thực sự thương mại hóa một phát minh khoa học. Bạn chỉ có thể thương mại hóa một sản phẩm và đó là 2 điều hoàn toàn khác nhau.
Các công ty khởi nghiệp luôn cải tiến không bao giờ chỉ gồm có 1 bước duy nhất. Mà đó là cả một quá trình khám phá, kỹ thuật hóa và biến đổi. Sau khi những thứ như Graphene được khám phá trong phòng thí nghiệm, nó cần được kỹ thuật hóa thành một sản phẩm hữu dụng. Sau đó cần được chấp nhận bởi khách hàng trên thị trường.
Để tạo dựng thành công một doanh nghiệp với nền tảng là các khám phá khoa học. Bạn cần các nhà khoa học có thể làm việc hiệu quả với những kỹ sư và hàng loạt chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác như: sản xuất, phân phối hay marketing. Không chỉ là vấn đề về công nghệ, đây còn là vấn đề về con người. Việc phối hợp hiệu quả là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất.
Ngành sai, Ứng dụng sai
Một trong những chương trình hiệu quả nhất trong việc mang các phát minh ra khỏi phòng thí nghiệm là chương trình I-Corps. Được thành lập lần đầu bởi quỹ khoa học quốc gia (NSF) để giúp đỡ người nhận trợ cấp SBIR xác định mô hình kinh doanh cho các khám phá khoa học.
Dựa trên phương pháp khởi nghiệp tinh gọn của Steve Blank. Mục tiêu của chương trình là biến những nhà khoa học thành người doanh nhân. Bắt đầu bằng những khóa học thuyết trình, mà mỗi nhóm phải giải thích về bản chất và tiềm năng thương mại của các phát minh.
Vấn đề là, họ luôn luôn mắc sai lầm. Cho dù họ dành bao nhiêu năm để khám phá ra những thứ quan trọng. Nỗ lực hơn nữa để nộp đơn và nhận trợ cấp thương mại hóa từ chính phủ liên bang. Họ vẫn thất bại trong việc đưa ra một ứng dụng khả thi như mong muốn của thị trường.
Trớ trêu thay, phần lớn thành công của chương trình I- Corps đều đến từ những khóa học đầu tiên. Một khi nhận ra mình đã đi sai con đường. Họ sẽ tham gia các khóa học cấp tốc để hiểu hơn về khách hàng. Phỏng vấn hàng chục, thậm chí hàng trăm – khách hàng để có thể nghiên cứu ra mô hình kinh doanh có thể thành công.
Cần một hệ sinh thái sáng tạo cho công ty khởi nghiệp về khoa học
Năm 1945, Vannevar Bush đã gửi bản báo cáo Science. The Endless Frontier (Tạm dịch: Khoa học – biên giới bất tận) cho tổng thống Truman. Đưa ra những lập luận thuyết phục rằng việc mở rộng năng lực khoa học của quốc gia. Nhằm sẽ mở rộng khả năng kinh tế và mức độ thịnh vượng của quốc gia đó. Cuối cùng, nhờ sự kêu gọi của ông, cơ sở hạ tầng khoa học của Mỹ đã được xây dựng. Bao gồm các chương trình như NSF và Viện Y tế Quốc gia (NIH).
Bush có một tầm nhìn rằng nước Mỹ sẽ trở thành một siêu cường về công nghệ. Ngườn tài trợ từ những cơ quan liên bang cho các nhà khoa học giúp họ có thể khám phá ra kiến thức mới. Sau đó, các doanh nghiệp được thành lập, các doanh nhân được hỗ trợ mạo hiểm để triển khai những khám phá trên, và sau đó đưa sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường.
Hãy nhìn vào các công ty khởi nghiệp hay bất kỳ ngành công nghiệp nào hiện nay. Chúng sử dụng đều phần lớn được thành hình nhờ sự đầu tư từ chính phủ. Tuy nhiên, thách thức ngày càng lớn hơn. Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới của sáng tạo trong công nghệ.
Huyền thoại về thung lũng Silicon
Phần lớn thành công của Thung lũng Silicon dựa vào các doanh nghiệp được nhận vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm. Những công ty khởi nghiệp với một ý tưởng có thể thay đổi thế giới sẽ tạo ra phiên bản đầu tiên của sản phẩm họ muốn ra mắt. Giới thiệu với các nhà đầu tư và nhận tài trợ để mang được sản phẩm ra đến thị trường. Tất cả công ty công nghệ quan trọng đều khởi đầu theo cách này.
Huyền thoại của Thung lũng Silicon là doanh nghiệp được nhận vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm. Nhưng không phải là vậy. Trên thực tế, đây là một mô hình cụ thể đã được hình thành ở một nơi cụ thể. Tại một thời điểm cụ thể để tài trợ cho công nghệ hoàn thiện cho các thị trường cụ thể. Đây không phải là một giải pháp cho mọi vấn đề.
Sự thật là các quỹ đầu tư mạo hiểm rất giỏi trong việc đánh giá rủi ro thị trường. Nhưng không giỏi trong việc chấp nhận rủi ro về mặt công nghệ. Đặc biệt trong những ngành khoa học khó. Điều này đơn giản không phải là những gì họ được thiết lập để thực hiện những chuyện như vậy.

Quảng cáo
Quảng cáo tài trợ
Quảng cáo

Read Previous

7 Bài học xương máu tôi rút ra từ việc mở 4 công ty

Read Next

Làm sao để xác định sứ mệnh và tầm nhìn cho Startup?

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *